Cách bố trí ổ cắm điện trong nhà, thiết kế hệ thống điện an toàn 100%

Bố trí ổ cắm điện trong nhà một cách khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và trang trí ngôi nhà. Nó không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn cũng như giúp người dùng dễ dàng sử dụng, sửa chữa khi có sự cố xảy ra.

Vậy bố trí ổ cắm điện trong nhà thế nào cho hiệu quả cũng như những lưu ý khi thiết kế hệ thống điện trong nhà là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp và hướng dẫn chi tiết cho bạn, đừng bỏ lỡ nhé!

Nên xem : Ổ cắm âm sàn Schneider có tốt không? Có nên dùng không?

Cách bố trí đường điện, lắp đặt hệ thống đường điện

Hiện này có 2 cách đi dây điện trong nhà chính đó là đi dây nổi và đi dây ngầm. Mỗi cách có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy từng ngôi nhà và nhu cầu, ý thích của mỗi gia đình mà có thể lựa chọn 1 phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất.

Phương pháp đi dây nổi

Phương pháp đi dây nổi là hình thức đi dây điện trong các đường ống nhựa tròn hoặc dẹt được ốp lên tường nhà hay trần nhà. Đường dây dẫn điện sẽ được đấu từ mạch điện bên ngoài vào trong nhà rồi đi tới các phòng. Đi dây nổi đơn giản hơn nhiều so với đi dây chìm và có thể lắp đặt trong nhà sau khi đã hoàn tất việc xây dựng. Với phương pháp này, bạn cần tính toán vị trí đi dây ở đâu sao cho không bị ảnh hưởng bởi va chạm cũng như sinh hoạt của con người. Hãy nhớ rằng dây điện không được đặt ở vị trí có độ ẩm cao hay gần đường ống nước vì sẽ không an toàn.

bo tri o cam dien trong nha

Phương pháp đi dây nổi

Phương pháp đi dây ngầm.

Phương pháp đi dây ngầm cũng tương tự như phương pháp đi dây nổi. Tuy nhiên phương pháp này lại sử dụng các đường ống dẫn hoặc đi dây điện trực tiếp và chôn vào trong tường hoặc chôn xuống đất. Đường điện sẽ được thiết kế và lắp đặt ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà. Nhà được thi công đến đâu thì các đường điện sẽ được đi đến đó theo như đã thiết kế.

Nếu lắp mạng điện ngầm, bạn phải thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng nhà và lưu ý chọn các loại ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy nổ và chống thấm nước.

Vì là dây điện ngầm sẽ khó hơn trong việc thêm giảm các thiết bị điện cũng như khắc phục các sự cố nên cần tính toán lượng dây dự trữ phù hợp nhất

Khi mua ổ cắm điện, bạn cần lưu ý

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại công tắc, ổ cắm điện của các hãng khác nhau. Tuy nhiên không phải loại nào cũng có chất lượng tốt với giá cả phù hợp. Vì thế khi mua ổ cắm điện bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu sử dụng các thiết bị điện trong gia đình mình để có lựa chọn chính xác nhất, tránh gây lãng phí.

- Nên mua ổ cắm điện của những hãng có uy tín, đảm bảo chất lượng tốt, hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Lưu ý không mua ổ cắm điện quá rẻ hay theo ý thích mà không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

- Không mua những ổ cắm có vỏ mỏng, dây nối lỏng lẻo. Những ổ cắm này có nguy cơ cháy chập rất cao.

- Ổ cắm điện và phích cắm cần phải tương thích với nhau và phù hợp với công suất, điện cáp với các thiết bị điện trong nhà.

- Bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng điện ở các vị trí khác nhau trong nhà để lựa chọn ổ cắm đơn hay ổ cắm kép sao cho hợp lý nhất.

- Những loại ổ cắm điện có cực tiếp đất an toàn nên được lựa chọn

bo tri o cam dien trong nha

Lựa chọn mua ổ cắm điện đảm bảo chất lượng

Cách bố trí ổ cắm điện trong nhà

Ổ cắm điện trong nhà cần được bố trí một cách thuận lợi nhất, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cao. Thực tế mỗi gia đình, mỗi ngôi nhà có nhu cầu sử dụng điện cũng như thiết kế điện khác nhau, nhưng khi lắp đặt ổ cắm điện đều phải chú ý một số nguyên tắc chung dưới đây:

- Ổ cắm điện phải được đặt ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và khuất xa tầm tay trẻ em.

bo tri o cam dien trong nha

Bố trí ổ cắm điện trong nhà đảm bảo an toàn

- Tùy theo yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu sử dụng và cách bố trí nội thất mà tính toán, bố trí chiều cao ổ cắm điện cho hợp lý.

- Trong các phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng làm việc…thường đặt từ 2 đến 4 ổ cắm điện tùy theo nhu cầu, lưu ý nên đặt ở các vị trí cửa vào hay phía sau các thiết bị sử dụng ổ cắm để thuận tiện nhất khi dùng.

- Không nên lắp ổ cắm ở các nơi ẩm ướt như  trong nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng. Tại các không gian đó phải chọn lắp loại ổ cắm có màng che kín nước và tránh xa hệ thống đường nước để đảm bảo an toàn.

- Nên bố trí riêng biệt những đồ dùng điện có công suất lớn như: máy giặt, bếp điện, bình nóng lạnh, tủ lạnh… tránh trường khớp quá tải điện khi sử dụng chung 1 công tắc điện.

bo tri o cam dien trong nha

Thiết kế mạng điện trong nhà an toàn, khoa học

- Trong nhà bếp, nhất là nhà bếp sử dụng bếp gas, bạn không nên bố trí lắp đặt ổ cắm ở dưới gần mặt sàn và gần bếp. Bởi hơi ga bị xì ra thường đọng ở dưới mặt sàn do hơi gas nặng hơn không khí, khi gặp lửa do ổ điện sinh ra sẽ có nguy cơ cao gây cháy nổ.

Chiều cao lắp đặt công tắc điện đảm bảo an toàn

Cách bố trí công tắc điện an toàn, chiều cao lắp đặt công tắc điện cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau :

- Nên đặt công tắc, ổ cắm điện với độ cao phù hợp, an toàn nhất như : cách mặt đất từ 0.3 m – 0.5 m ở các phòng của công trình công cộng, cơ quan và cách mặt sàn khoảng từ 1.2 m tới 1.5 m đối với công trình nhà ở.

- Trong các trường học: trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và những nơi dành riêng cho thiếu nhi thì công tắc điện phải cao, nên cách sàn 1.5m

- Phòng bếp thường có nhiều công tắc điện, bao gồm công tắc đèn và các thiết bị nhà bếp vì thế việc lắp đặt công tắc điện cần chú ý. Các công tắc sẽ được đặt cao trên 1,2m ở các vị trí cửa vào và phía sau các thiết bị, đặc biệt tránh nơi ẩm ướt như gần hệ thống đường nước.

Những lưu ý về cách bố trí điện trong nhà

- Khi thiết kế và lắp đặt hệ thống điện dân dụng, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các Tiêu chuẩn thi công điện dân dụng để đảm bảo tốt chất lượng và an toàn khi thi công điện dân dụng.

- Khi bạn cắm thiết bị điện, bạn nên cắm đầu cắm của phích điện chặt vào ổ cắm. Không được cắm phích cắm hời hợt, lỏng lẻo. Bạn cũng cần chú ý rút phích cắm ra khỏi ổ điện phải thật dứt khoát để tránh các gây ra các tia lửa điện và tuyệt đối không nên cầm dây điện rút mà cầm vào phích cắm để rút.

- Không được sử dụng quá nhiều các thiết bị điện có công suất cao trong cùng 1 ổ cắm vì rất dễ gây ra quá tải điện, khiến dây điện dễ bị nóng và gây cháy chập điện rất nguy hiểm.

- Phích cắm và ổ cắm nếu có hiện tượng bị hở hoặc bị nứt thì tuyệt đối không nên sử dụng. Trong trường hợp ổ cắm bị ẩm ướt hoặc tường nơi đặt chúng bị ẩm ướt hãy chú ý không cắm các thiết bị điện vào để tránh những tai nạn ngoài ý muốn.

- Chú ý kiểm tra dây dẫn điện, ổ điện, phích cắm và các thiết bị sử dụng điện trong nhà thường xuyên để đảm bảo tính an toàn cao. Nếu có dấu hiệu khác lạ nào hãy báo ngay với các kỹ sư điện để có hướng xử lý nhanh chóng, hiệu quả.

- Trong trường hợp xảy ra hiện tượng cháy nổ hay có dấu hiệu chập cháy như có mùi khét, hay ổ điện, dây điện nóng… phải ngắt điện ngay lập tức để kiểm tra.

Thực hiện tốt các chỉ dẫn cũng như lưu ý trên, chắc chắn bạn sẽ lựa chọn và thiết kế cho ngôi nhà thân yêu của mình hệ thống ổ cắm điện đạt chuẩn, mang tính khoa học và thẩm mỹ cao.

Một số kinh nghiệm khi thiết kế hệ thống điện trong nhà

- Không được dùng dây dẫn điện trong nhà là dây trần mà dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cũng không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các thiết bị điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà.

- Dây dẫn trong nhà thường được lắp đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc ống luồn dây điện, thường được làm bằng nhựa, hoàn toàn cách điện.

- Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo khoảng cách giữa dây dẫn và tường hay trần nhà không nhỏ hơn 10 mm.

- Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối nhất là với loại dây đôi.

- Dây dẫn điện luồn qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Đảm bảo không để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà.

- Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí an toàn, rộng rãi và đủ sáng để dễ dàng thao tác khi sử dụng, bảo đảm khi đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

Vị trí hợp lý nhất để đặt cầu dao điện là cách mặt đất khoảng chừng 1,5 m. Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện nếu như vô ý va chạm vào, đồng thời tránh các tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, ngắt điện.

Nếu bạn đang lo lắng không biết thiết kế hệ thống điện trong nhà thế nào hiệu quả thì những thông tin trên là dành cho bạn. Hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè người thân để có thể lựa chọn và thiết kế hệ thống điện nhà mình một cách đơn giản mà khoa học.

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm các kiến thức hữu ích khi bố trí ổ cắm điện trong nhà đạt chuẩn. Ngôi nhà thân yêu của bạn sẽ trở nên hiện đại và sang trọng hơn khi các công tắc, ổ cắm điện được lắp đặt một cách hợp lý, an toàn và thẩm mỹ cao. Chúc bạn thành công trong việc bố trí điện trong nhà và đừng quên để lại thông tin đăng ký hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết mọi thắc mắc của bạn.

Coi thêm ở : Cách bố trí ổ cắm điện trong nhà, thiết kế hệ thống điện an toàn 100%

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cấu tạo giếng khoan, nguyên lý và cách lắp đặt bộ hút sâu giếng khoan (Mới Nhất)

Đại lý phân phối công tắc, ổ cắm ở Quận 9, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Bình Dương

Gnd là gì? Mass là gì? Ký hiệu GND, dây mass là gì?