Cách lắp CB chống giật Chuẩn Xác Đơn Giản Dễ Làm
Hiện nay, khi vấn đề cháy nổ do điện bị rò rĩ, chập xảy ra ngày càng nhiều nên người dùng đã ý thức hơn về vấn đề sử dụng điện an toàn. Điển hình là lắp đặt các thiết bị aptomat chống giật hay còn gọi là cb chống giật. Vậy cách đấu cb chống giật panasonic như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài chia sẻ sau đây nhé.
Xem thêm :
Vai trò của cb chống giật
Vai trò chính của cb chống giật là ngăn chặn các tai nạn về điện như điện giật, chập cháy. Cụ thể:
- Giúp bảo vệ các thiết bị điện an toàn: khi có dấu hiệu chập điện thì ngay ở vị trí cháp sẽ sinh nhiệt để đốt cháy dây dẫn. Do đó, dòng điện có thể tăng cao và làm cho aptomat bị ngắt. Lúc này, nhờ có aptomat nên hạn chế được rủi ro về chập cháy.
- Giúp bảo vệ an toàn người sử dụng điện: nếu tay người dùng bị ẩm ướt hoặc có sự cố rò điện khi cắm phích điện, thì cb chống giật sẽ giúp hạn chế tình trạng bị giật.
Cách lắp cb chống giật Panasonic
Như các bạn đã biết cách đấu cb chống giật Panasonic cũng giống với các cb chống giật khác. Để cách đấu át chống giật an toàn, mang tính thẩm mỹ cao, tốt nhất, bạn cần khảo sát vị trí dự định sẽ lắp đặt trong nhà hoặc tại công trình xây dựng. Theo đó, bạn xem xét dòng điện đang sử dụng phù hợp với loại cb chống giật có thông số kỹ thuật nào.
Tiếp đến trong cách đấu aptomat 2 cực, bạn chú ý đến các ký hiệu trên aptomat chống giật Panasonic. Ký tự N là dây trung tính, dây này còn được gọi là dây mass. Bên còn lại không có ký hiệu thì sẽ là dây nóng. Khi đấu, dây nguội đi qua đầu nguội, còn dây nóng đi đúng đường của chúng.
Trên Aptomat cũng có một nút Test (Test monthly), được ký hiệu là T . Nút này có chức năng giúp bạn kiểm tra xem cb hoạt động tốt hay không. Thông thường, khi lắp xong rồi mới test.
Sơ đồ đấu Aptomat
- Bước 1: Bạn ngắt nguồn điện, và cả hệ thống điện ngay tại không gian lắp đặt nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
- Bước 2: Bắt vít của cb chống giật vào tủ điện hay bảng điện và có nắp đậy.
Lưu ý là cần bắt vít thật chắc chắn, tránh tình trạng bị lỏng lẻo gây mất an toàn trong quá trình sử dụng điện sau này. Đồng thời, đặt đầu line phía trên, còn phía dưới để đầu load.
- Bước 3: Ở bước này, bạn sẽ thực hiện đấu dây điện vào cb chống giật.
- Khi đấu thì gắn nguồn AC vào đầu line, phụ tải sẽ gắn ở đầu ra. Tuyệt đối không được gắn ngược lại, vì điều này sẽ dễ gây ra tình trạng mất an toàn điện, có thể nguy hiểm cho người sử dụng như chập cháy điện.
- Dây nóng đấu vào cọc L, và dây nguội đấu vào cọc N.
Lưu ý, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong trường hợp quá áp hay quá tải thì bên cạnh lắp Aptomat chống giật, bạn nên lắp thêm MCB và MCCB.
- Bước 4: Đây là bước hoàn thiện lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong, bạn nên kiểm tra lại hệ thống điện nhằm đảm bảo aptomat chống giật có hoạt động. Nếu thiết bị không hoạt động thì tiến hành điều chỉnh.
Còn với cách lắp aptomat 1 cực thì bạn mắc vào dây pha (tức dây nóng) nhé.
Cách kiểm tra aptomat chống giật
Sau khi hoàn tất cách đấu cb chống giật panasonic, thì trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên kiểm tra chức năng bảo vệ theo định kỳ, ít nhất mỗi tháng một lần. Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn chỉ việc nhấn nút test trên aptomat. Thao tác này sẽ giúp bạn phát hiện hỏng hóc để sửa chữa hoặc thay mới nhằm tránh sự cố về điện.
Thực tế cho thấy, có không ít trường hợp do lắp đặt lâu, đồng thời, sử dụng ở nơi có độ ẩm cao khiến aptomat chống giật bị giảm và thậm chí mất khả năng ngắt mạch điện khi có dòng điện rò.
Có 3 cách kiểm tra aptomat chống giật như sau:
- Cách 1: Nhấn nút test trên aptomat nếu chúng ngắt điện, tức là hoạt động bình thường.
- Cách 2: Trong trường hợp không an tâm với độ chính xác của nút test thì bạn có thể tải thêm công tắc để tắt / mở tại dây mass không đấu qua aptomat. Như vậy, khi đóng aptomat hoặc bật công tắc điện cho tải, mà aptomat chống giật ngắt tức là chúng hoạt động bình thường.
- Cách 3: cách này chỉ được áp dụng trong trường hợp không biết Aptomat chống giật có bị quá tải hay không. Nếu cầu chì lắp trước aptomat, và cầu chì đứt, còn cb không ngắt, như thế là cb có chống chập.
Lưu ý trong cách đấu át chống giật
- Đối với những khu vực có độ ẩm cao như nhà tắm, chỗ để máy giặt thì nên lắp đặt cầu dao điện có độ nhạy cao, giúp tránh được hiện tượng chập điện hoặc cháy.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thiết bị aptomat để kịp thời phát hiện sự cố và tình trạng hư hỏng.
- Sử dụng loại aptomat chống giật có công suất thích hợp với hệ thống điện của công trình hoặc trong gia đình.
- Nên lựa chọn cb chống giật của các thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo chất lượng và sự an toàn khi sử dụng.
- Khi aptomat bị rò điện thì cần xử lý kịp thời bằng cách xem kĩ phần bị rò và sửa chữa, tuyệt đối không vô hiệu chức năng để tránh bị giật điện.
Đọc nguyên bài viết tại : Cách lắp CB chống giật Chuẩn Xác Đơn Giản Dễ Làm
Nhận xét
Đăng nhận xét